Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Sự nhầm lẫn của người Việt Nam trong tên gọi Thiên Chúa giáo

Người Việt Nam thường lầm lẫn gọi Công Giáo La Mã là Thiên Chúa Giáo hoặc Đạo Thiên Chúa. Thực ra Thiên Chúa Giáo bao gồm các đạo Do Thái, Ki Tô và đạo Hồi. Cả 3 đạo đều nói về thiên đàng, địa ngục, tổ tông loài người là Adam Eva, thiên thần truyền tin Gabriel và đều nhận Abraham làm tổ phụ của tôn giáo mình.
Cho nên đạo Thiên Chúa Giáo mà người Việt Nam hay gọi thật ra nên gọi là Kito giáo.

Ngoài ra, Đạo Do Thái, đạo Ki Tô và đạo Hồi đều cùng thờ chung một Chúa, nhưng mỗi đạo đều có Thánh Kinh riêng và đạo nào cũng tự cho Thánh Kinh của mình mới là chân lý tuyệt đối. Cả 3 đạo đều tự cho Thánh Kinh của mình là những "sách Mặc Khải":
 - Do Thái: Kinh Torah (Cựu Ước) được Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Mai-sen (Moses) khoảng năm 1250 TCN trên núi Sinai.
- Kito: Các sách Tân Ước/Phúc Âm là các sách Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Phao Lô và bốn vị Thánh Sử: Matthew, Mark, Luke và John trong thế kỷ 1.
- Hồi giáo: Kinh Koran là sách Thiên Chúa mặc khải cho tiên tri Muhammad qua trung gian của thiên thần Gabriel trong 22 năm liên tục (610-632). Chữ Koran phiên âm từ tiếng Ả Rập "Quran" có nghĩa là sự thuật lại (Recitation).
Jerusalem, thánh địa của Thiên Chúa giáo, nghĩa là thánh địa của cả 3 đạo Kito, Do Thái và Hồi Giáo. Ảnh: Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét