Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Hồi giáo vs. Rượu

Các nước Hồi giáo cấm uống rượu nên khi nhập cảnh vào các nước này thì luôn được hỏi có mang theo rượu không. Thậm chí khi đi máy bay (của các nước Hồi giáo), bay ngang qua vùng trời của các quốc gia này thì tiếp viên ngừng phục vụ rượu cho hành khách (cho dù có được yêu cầu).


Vì không uống rượu nên thói tiêu khiển sau giờ làm việc của họ là về nhà trò chuyện/sinh hoạt cùng gia đình hoặc rủ nhau đi picnic ở công viên, hoặc tập thể thao,………….


Túm lại thế giới không rượu không hề chán mà ngược lại rất êm ả và thanh bình.



Kết luận: Chị em nào muốn lấy chồng hổng nhậu thì lấy chồng đạo Hồi hehehehehehe

Hồi giáo vs. Khủng bố

Đây là điều mà người Hồi giáo muốn nói với thế giới nhưng ít có người nghe được họ nói. Họ nói: Hồi giáo là tôn giáo của hòa bình, họ không cổ động chiến tranh hay khủng bố.

Những cái mà thế giới thấy thực ra đó không phải là người Hồi giáo, họ là những kẻ giả mạo đạo Hồi, tạo ra khủng bố và chết chóc, nhằm đem lại tai tiếng cho thế giới Hồi giáo. Kể cả nhà nước IS cực đoan cũng không phải là những người Hồi giáo thật sự.

Và kẻ nào đứng sau lưng những tên giả mạo này nhằm đem lại tai tiếng cho thế giới Hồi giáo và nhằm bẻ gãy sức mạnh đoàn kết của họ?

Đó là Mỹ (theo lời họ nói). Đó là lý do người mang quốc tịch Mỹ thường bị hạn chế đến các quốc gia Hồi giáo là vậy đó.


Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Hiểu sai dẫn đến thành kiến

Tiếng Việt bên dưới

The Qur’an was translated from the Arabic into Latin and Greek already in the Middle Ages, and later into many other European languages. The Qur’an- without guidance from historians, Muslim scholars or exegetical works- was thus read by many European intellectuals, whose attitude typically ranged from the mixed to very negative, informing prejudices to this day.(Rachel Dryden)

Khi kinh Koran được dịch ra nhiều thứ tiếng Châu Âu và lan truyền khắp nơi. Các trí thức Châu Âu đọc kinh Koran mà không có sự giảng giải của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu Hồi giáo hoặc các luận giải, cho nên biểu lộ sự bất mãn tiêu cực, và chính điều đó tạo ra thành kiến về Hồi giáo mà những thành kiến ấy có tác động đến tận ngày hôm nay.


Lời bình: Những thành kiến ngày hôm nay mà chúng ta có khi nói về đạo Hồi xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của các trí thức Châu Âu khi đọc kinh Koran. Chính vì vậy mà vào thời đại này các học giả Châu Âu đã bắt đầu nghiên cứu lại kinh Koran và các sử liệu về Hồi giáo một cách khoa học và khách quan, nhằm đem lại sự hiểu biết đúng đắn cho cộng đồng Châu Âu nói riêng và thế giới nói chung về đạo Hồi. Hiểu biết đúng đắn mới dẫn đến cảm thông và giảm xung đột trong một thế giới đầy bất ổn như ngày nay.


Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Nét đẹp của Kinh Koran.

Các học giả nghiên cứu về kinh Koran rất ngạc nhiên trước cái cân đối và hài hòa trong từng khổ thơ. Thật ra Thánh Kinh Koran chính là một bài thơ rất dài với các nêm luật rất chỉnh. Cho nên kinh Koran được chiêm ngưỡng như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại là vậy đó.


Đây là một ví dụ về sự cân đối trong kinh Koran:

God (llāhu)—there is no god except Him (lā ʾilāha ʾillā huwa)— 
a) is the Living One, the Sustainer (l-ḥayyu l-qayyūm).
     b) Neither drowsiness befalls Him nor sleep (naum).
           c) To Him belongs what is in the heavens 
                and on the earth (fi s-samāwāti wa-mā fi l-ʾarḍ).
                d) Who is it that may intercede with Him
                     except with His permission?
                     e) He knows that which is before them
                          and that which is behind them,
                 d’) and they do not comprehend anything of His knowledge                       except what He wishes.
             c’) His throne embraces the heavens
                  and the earth (as-samāwāti wa-l-ʾarḍ).
        b’) and He is not wearied by their preservation, 
a’) and He is the Exalted,
    the Supreme (wa-huwa l-ʿaliyyu l-ʿaẓīm).

a và a’ cùng một ý
b và b’ cùng một ý
c và c’ cùng một ý
d và d’ cùng một ý
e không có


Đoạn kinh trên được hát bằng tiếng Ả Rập trong đoạn youtube này nè mọi người!

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Các chủ đề chính trong kinh Koran

Four main themes in the Koran: (tiếng Việt bên dưới)
Theme 1: ALLAH – Allah is all powerful, all knowing and all seeing
Theme 2: BELIEVERS – Allah is good to believers in this life, then they go to paradise.
Theme 3: UNBELIEVERS – Unbelievers are bad, guilty and dangerous to the believers. They and those who disobey Allah are punished in this life and they go to hell/
Theme 4: JIHAD – It is the duty of believers to spread Islam by Jihad (fighting/striving in Allah’s way)
(http://www.koran-at-a-glance.com/)
 For Buddhist people, just replace the word Allah with CAUSE-RESULT Principle and everything will be clear.

Người không theo đạo Hồi thì có thể đọc thấy khó hiểu, cho nên thay từ Allah bằng từ Quy luật Nhân Quả nha mọi người.

Bốn chủ đề chính được đề cập trong kinh Koran là:
Chủ đề 1: Nhân Quả - Nhân Quả điều hành cả vũ trụ, chạy trời không khỏi luật Nhân Quả, lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát. Không gì ra khỏi quy luật vận hành của Nhân Quả.
Chủ đề 2: Những kẻ tin vào Nhân quả. Vì tin nhân quả nên họ làm thiện tích đức, do vậy họ được vào các cõi thiện lành.
Chủ đề 3: Những kẻ không tin vào nhân quả. Vì không tin nhân quả nên họ không sợ gì cả và làm điều xấu ác. Vì vậy sẽ bị quả báo ngay trong kiếp sống này và sẽ vào các cảnh giới xấu ác.
Chủ đề 4: Nghĩa vụ của người tin vào Nhân Quả là lan truyền thông tin về Nhân Quả ra khắp nơi.

 


Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Đức Phật cũng phải tôn thờ Thiên Chúa!

Thiên Chúa là tên gọi chung của cả ba tôn giáo Do Thái, Kito và Hồi giáo. Thiên Chúa tùy tôn giáo và vùng miền mà có tên khác nhau như Elohim, Jehovah, Allah, Jesus (con Thiên Chúa),….

Và Thiên Chúa được định nghĩa theo đạo Hồi là “duy nhất không bị sinh ra, duy nhất không có khởi đầu, duy nhất vĩnh cửu, duy nhất thật, duy nhất bất tử, duy nhất thông minh, duy nhất tốt, duy nhất toàn năng.” Thiên Chúa là vô hình tướng, không một ai có thể thấy và thấu hiểu Thiên Chúa, ngoại trừ người có “con mắt tinh thần.” Tất cả những bậc lãnh tụ tôn giáo hay người sáng lập tôn giáo đều là người có “con mắt tinh thần” và họ cố truyền lại cho mọi người cái gọi là vô hình tướng của Thiên Chúa. Đạo Phật không gọi là Thiên Chúa mà gọi là Pháp, kẻ nào thấy Pháp, kẻ đó thấy Như Lai.

Cái vô hình tướng thì nằm ngoài sự diễn đạt của ngôn từ cho nên người nào hiểu thì hiểu, còn không thì thôi, dù có đọc bao nhiêu cuốn kinh đi chăng nữa mà không hiểu thì vẫn cứ không hiểu. Do không hiểu nên phải diễn đạt và khi diễn đạt thì tạo ra nhiều tông phái và chi phái khác nhau.

Người xưa rất thông minh, họ đã phát hiện ra Thiên Chúa, nghĩa là Pháp, nghĩa là quy luật vận hành của vũ trụ trời đất, và họ không biết diễn tả như thế nào nên họ gọi là Thiên Chúa, và họ hình dung Thiên Chúa có những quyền năng này nọ hay Thiên Chúa làm điều này điều nọ. Thật ra Thiên Chúa chính là quy luật vận hành của trời đất. Vì đó là quy luật trời đất cho nên ngay cả Phật toàn giác cũng phải tuân thủ, không thể đi ngược lại được.

Ví dụ, có người yêu cầu Thích Ca chú nguyện cho người cha quá cố của mình được lên trời, thì Thích Ca bảo người đó đem đến một túi dầu và một túi đá. Sau đó ra ao rồi thả đá và dầu xuống nước. Theo luật của Thiên Chúa thì đá nặng nên chìm, và dầu nhẹ nên nổi. Thích Ca nói: không ai có thể chú nguyện cho đá nổi và dầu chìm cả. Đá phải chìm và dầu phải nổi, đó là quy luật tự nhiên, không ai, kể cả Phật toàn giác có thể làm điều ngược lại. Cũng như người làm nhiều việc thiện thì vào thiên đường, người làm nhiều việc ác thì vào địa ngục. Đó là luật tự nhiên, không ai có thể làm trái lại được cả.

Hồi đó tôi có cô bạn đạo Hindu, thờ phụng thần Krishna. Tôi có ở chung phòng với cổ. Hôm đó trời nắng muốn chết, mới 7h sáng mà nắng đổ lửa. Cái cổ nói: Krishna ơi, hôm nay Người làm cho trời nóng quá! Cái tự nhiên tôi nổi đóa vì nghĩ cô này mê tín dị đoan thấy gớm luôn, tôi nói: Trời nắng là do trời nắng, chứ sao lại bảo rằng Krishna làm cho trời nắng. Hên là cổ cũng hiền, hổng có quýnh tôi. Đối với người tôn thờ thần Krishna thì thần Krishna tạo ra tất cả. Quan niệm này y như quan niệm về Thiên Chúa của Do Thái, Kito và Hồi giáo. Và đó cũng là quan niệm về Pháp của Phật giáo. Có cái gì mà không phải là Pháp. Ngay cả ông Thích ca trước khi nhập Niết Bàn còn dặn mọi người rằng: Lấy Pháp làm thầy. Nghĩa là lấy quy luật tuần hoàn của tự nhiên, lấy luật vận hành của  vũ trụ trời đất, ra làm thầy.

Nhưng mà về sau nhiều người đệ tử của ổng không thể hiểu được luật tuần hoàn của tự nhiên thì lấy gì mà lấy làm thầy nên họ lấy giới làm thầy. Nói về giới cái ra thêm chuyện.

Giới luật trong đạo Phật cũng như trong các đạo Hindu, Hồi, Kito, và Do Thái là phù hợp với điều kiện sống, khí hậu thiên nhiên lúc ấy. Ví dụ, thời ấy, người theo đạo Hồi, đạo Kito và Do thái sống bằng nghề du mục thì những giới luật rất nghiêm khắc ấy cực kì phù hợp với dân du mục, với cuộc sống đổ lửa trên sa mạc hay trên vùng đất khô cằn. Kể cả cách giết mổ để cúng tế bằng máu động vật này nọ,…. Tất cả đều do lối sống thời ấy tạo ra nên giới luật rất phù hợp với lúc đó. Bây giờ người ta không còn sống du mục nữa mà bắt người ta phải theo y chang thì mới có chuyện xảy ra chớ. Cho nên do không hiểu nổi Thiên Chúa, nghĩa là quy luật tuần hoàn của tự nhiên nên người ta phải bám chặt vào giới luật (mà thời nào thì luật đó), vì vậy mà có tranh cãi, xung đột, và chiến tranh tôn giáo. Nếu ai cũng lấy Pháp làm thầy, y như lời ông Thích Ca dặn trước lúc đi xa (hihi) thì làm gì có chiến tranh. Mọi việc đều thuận theo Nhân Quả, hài hòa với tự nhiên hết thì không có chống đối, kháng cự gì cả. Điều ấy có nghĩa là ai cũng đắc đạo hết rồi, ai cũng thấy Thiên Chúa hết rồi thì mới vậy được. Nhưng vấn đề là tại không thấy Thiên Chúa, không lấy Pháp làm thầy được nên mới xảy ra chuyện.

Túm lại thì các tôn giáo được hình thành là do tập quán phong tục thời tiết khí hậu nghề nghiệp phù hợp với khu vực ấy mà ra. Chứ Thiên Chúa, Pháp, hay Krishna,…. đều chỉ chung một việc, đó là luật vận hành của vũ trụ trời đất. Theo luật tự nhiên (Thiên Chúa/Pháp) thì hôm nay trời mưa nhưng mình không chịu theo tự nhiên, trong giới luật ghi là phải nắng cho nên mình ép mình cho nắng. Vậy là mình làm trái luật trời (Thiên Chúa/Pháp), ngược tự nhiên rồi nhưng mình lại tự hào là mình là người giữ giới luật. Thế mới lạ chớ.

Cho nên giờ ai bảo theo tôn giáo nào thì tôi cũng theo hết, bởi vì Thiên Chúa (luật tuần hoàn của vũ trụ) thì cũng chỉ có một thôi, cho nên theo tôn giáo nào cũng là theo quy luật tuần hoàn ấy, có gì đâu mà khác biệt.

 Túm lại thì ai theo quy luật tuần hoàn của vũ trụ thì đó là người của mọi tôn giáo. Cứ nơi nào có tôn giáo nào thì theo, qua nơi khác thì theo tôn giáo khác. Vậy là quá đơn giản, khỏi chống cự, khỏi làm cảm tử quân tử vì đạo, khỏi bảo vệ, tôn thờ bất cứ điều gì. Quy luật tuần hoàn của vũ trụ thì đâu cần ai bảo vệ đâu mà đòi bảo vệ. Dù mình biết hay không biết, thấy hay không thấy, tin hay không tin,…. thì quy luật tuần hoàn của vũ trụ vẫn cứ vậy mà xoay vần thôi hà, đâu có liên quan đến cái biết/không biết, thấy/không thấy, tin/không tin của ai đâu. Y như Thích Ca nói: Dù Như Lai có ra đời hay không thì Chân Lý (Luật Tuần hoàn của vũ trụ) vẫn vậy.

Không ai thay đổi được, không ai bảo vệ được và cũng không ai phá hủy được Chân Lý.

Cho nên ai muốn bảo vệ gì thì cứ việc mà bảo vệ (!!!!), còn ta thì ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, ở trong cộng đồng tôn giáo nào thì ta theo tôn giáo ấy.

P.s Người nào bám chặt vào tôn giáo của mình mà không theo sự sắp xếp của luật vận hành của vũ trụ, thì người đó là đi ngược lại ý Chúa rồi đó.

Ý nghĩa câu nói trong hình là: Tất cả đều vô thường (thay đổi), chỉ có duy nhất sự vô thường là thường trụ (không thay đổi).
(Cái gì thường trụ (không thay đổi), cái ấy chính là Thiên Chúa, không bao giờ thay đổi, không có khởi đầu cũng không có kết thúc, bất tử và toàn năng, không có hình tướng, cũng không diễn đạt được bằng lời, người ta chỉ có thể thấy Thiên Chúa qua các dấu hiệu mà thôi.)

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Sự nhầm lẫn của người Việt Nam trong tên gọi Thiên Chúa giáo

Người Việt Nam thường lầm lẫn gọi Công Giáo La Mã là Thiên Chúa Giáo hoặc Đạo Thiên Chúa. Thực ra Thiên Chúa Giáo bao gồm các đạo Do Thái, Ki Tô và đạo Hồi. Cả 3 đạo đều nói về thiên đàng, địa ngục, tổ tông loài người là Adam Eva, thiên thần truyền tin Gabriel và đều nhận Abraham làm tổ phụ của tôn giáo mình.
Cho nên đạo Thiên Chúa Giáo mà người Việt Nam hay gọi thật ra nên gọi là Kito giáo.

Ngoài ra, Đạo Do Thái, đạo Ki Tô và đạo Hồi đều cùng thờ chung một Chúa, nhưng mỗi đạo đều có Thánh Kinh riêng và đạo nào cũng tự cho Thánh Kinh của mình mới là chân lý tuyệt đối. Cả 3 đạo đều tự cho Thánh Kinh của mình là những "sách Mặc Khải":
 - Do Thái: Kinh Torah (Cựu Ước) được Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Mai-sen (Moses) khoảng năm 1250 TCN trên núi Sinai.
- Kito: Các sách Tân Ước/Phúc Âm là các sách Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Phao Lô và bốn vị Thánh Sử: Matthew, Mark, Luke và John trong thế kỷ 1.
- Hồi giáo: Kinh Koran là sách Thiên Chúa mặc khải cho tiên tri Muhammad qua trung gian của thiên thần Gabriel trong 22 năm liên tục (610-632). Chữ Koran phiên âm từ tiếng Ả Rập "Quran" có nghĩa là sự thuật lại (Recitation).
Jerusalem, thánh địa của Thiên Chúa giáo, nghĩa là thánh địa của cả 3 đạo Kito, Do Thái và Hồi Giáo. Ảnh: Internet.

Đá thiêng Kaaba tại thánh địa Mecca.

Nơi linh thiêng nhất của đạo Hồi là thánh địa Mecca ở Saudi Arabia, tại đây một tảng đá đen khổng lồ hình khối được gọi là Ká-Ba, tượng trưng cho Thiên Chúa, được cả thế giới Hồi Giáo ngưỡng mộ. Tảng đá đen Ká-ba được phủ lụa đen. Các người Hồi Giáo từ khắp nơi kéo đến hành hương, ít nhất một lần trong đời, chỉ cốt được chạm tay vào tảng đá này! Những người đàn ông mặc áo dài trắng hoặc đen, đàn bà phủ khăn trùm đầu, tất cả tạo thành những vòng tròn chung quanh tảng đá theo các vạch kẻ sẵn để cầu nguyện. Đoàn hành hương đi vòng quanh tảng đá 7 lần, tượng trưng cho 7 tầng của Thiên đàng. Đến hết vòng 7, họ ôm lấy tảng đá và hôn. Đó là ước vọng cao quí và thiêng liêng nhất trong đời của mọi người Hồi Giáo trên khắp thế giới.
Ảnh: Internet.

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Các thiên sứ/sứ giả trong đạo Hồi

Theo giáo lý của đạo Hồi thì từ tạo thiên lập địa đến nay, Thiên Chúa đã gửi xuống thế gian 25 sứ giả của Ngài để dạy dỗ loài người. Vị sứ giả đầu tiên chính là Adam, tổ tiên của loài người và vị sứ giả cuối cùng chính là Muhammad. Sau Muhammad không còn bất cứ một sứ giả nào khác. Tất cả các người kế vị Muhammad được gọi là Caliph (khalif) đều chỉ là kế vị với tư cách lãnh đạo cộng đồng Hồi Giáo mà thôi (leader of Islamic community) chứ không ai có tư cách kế vị thiên sứ cả (no successor to Messsenger of God). Muhammad là thiên sứ bất khả kế nhiệm và là thiên sứ lớn hơn tất cả mọi thiên sứ khác. Đối với các tín đồ Hồi Giáo, thiên sứ Muhammad chỉ là một người thường như mọi người nhưng không có ai vượt qua Ngài về sự khôn ngoan và đạo đức.
Trong số 25 vị thiên sứ (gồm có 18 vị thuộc đạo Do Thái, 3 vị thuộc đạo Ki Tô và 4 vị Ả Rập) chỉ có 6 vị được đạo Hồi coi là những vị Thiên sứ quan trọng nhất. Đó là:
1. Thiên Sứ Muhammad
2. Thiên sứ Jesus Christ
3. Thiên sứ Moses (Maisen)
4. Tổ phụ Abraham
5. Thiên sứ Noah (ông No-e)
6. Thiên sứ Adam (ông A-dong)
Đối với đạo Hồi, chỉ có Moses và Jesus là người Do Thái, còn các vị khác như Adam, Noah và Abraham không thuộc chủng tộc nào cả. Điều đặc biệt cần nhấn mạnh: Đạo Hồi không coi Moses là người lập đạo Do Thái hay Jesus là người lập đạo Ki Tô. Đạo Hồi coi tất cả các vị Thiên sứ đều là những tín đồ đạo Hồi.

Sách: Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Thờ Chúa
Tác giả: Charlie Nguyễn
Ảnh: Internet


  

Điều thú vị về Taj Mahal.

Taj Mahal nổi tiếng khắp thế giới vì là chứng tích cho sự vĩ đại của tình yêu mà vị vua Hồi giáo Shah Jahan dành cho người vợ quá cố. Ngày nay Taj Mahal trở thành nơi chứng nhận tình yêu của vô số cặp đôi đến từ khắp nơi trên thế giới. Các đôi lứa yêu nhau luôn mơ ước được cùng người mình yêu đến Taj Mahal ít nhất một lần trong đời.
Vua Shah Jahan thuộc vương triều Mughul. Mughul là tiếng Ba tư cho từ Mongol, nghĩa là Mông Cổ. Quân đội Mông Cổ từng chinh chiến đến đây và họ cải sang đạo Hồi. Và vì yêu thích đạo Hồi mà đi đến đâu thì họ truyền bá đạo Hồi đến đó.
Có thể nói quân đội Mông Cổ có công rất lớn trong việc truyền bá đạo Hồi ra khắp thế giới.
 P.s Đế chế Mughul thành lập đầu thế kỷ 13, suy tàn cuối thế kỷ 19.
Taj Mahal. Internet.

Truyền thuyết về Tổ phụ Abraham trong đạo Hồi

Truyền thuyết về Abraham trong đạo Hồi được thuật lại một cách sơ lược qua 25 câu thơ rải rác trong các chương khác nhau của kinh Koran:
- Adam là tổ tiên của loài người và là vị tiên tri thứ nhất của Thiên chúa (Koran 3:33)
- Trận Đại hồng thủy tiêu diệt cả loài người, chỉ ngoại trừ những người và vật trên tàu của ông Noah được cứu thoát mà thôi. Noah là tiên tri thứ hai của Chúa (Koran 7:59-64)
- Sau đó loài người sinh sôi nảy nở và thờ nhiều thần nhảm nhí nên Chúa cho tiên tri thứ ba xuất hiện, đó chính Abraham. Với sứ mạng lập đạo thờ một Chúa tức Độc thần giáo (Monotheism), Abraham chống lại cha ruột của minh là Azar (tức Terah) vì ông này làm ra rất nhiều tượng thần để tôn thờ. Abraham chất vấn cha : “Cha sẽ thờ những ảnh tượng này thay vì thờ Chúa sao? Hiển nhiên là cha và những người theo cha là những kẻ sai lầm!” ( Koran 6:74-84 ).
Đạo Do thái và đạo Hồi đều tự nhận là đạo chân chính của Abraham vì không thờ ảnh tượng. Hai đạo này kết án đạo Công giáo và Chính thống giáo là những tà đạo vì hai giáo phái Ki-tô này đều thờ rất nhiều ảnh tượng của Chúa và các thánh!
Truyền thuyết kể rằng: Abraham sinh ra trong một cái hang đá ở phía nam của thành phố Urfa. Khi mới sinh ra được một ngày, Abraham đã lớn bằng đứa trẻ đầy tháng và sau một năm, Abraham lớn bằng đứa trẻ 12 tuổi. Khi trưởng thành, Abraham đập nát các ảnh tượng của các thần và khuyên mọi người chỉ thờ một Thiên chúa mà thôi. Vua Nimrod ra lệnh nắt Abraham và xử tử bằng cách thiêu sống. Nhưng khi ngọn lửa mới bùng lên thì tự nhiên có một vòi nước đổ nước xuống dập tắt ngọn lửa và những thanh củi đang cháy biến thành những con cá, nhờ thế mà Abraham được cứu sống.

Hiện nay, mỗi tuần có nhiều chuyến xe bus chở khách hành hương từ Iran qua viếng hang đá mà họ tin là nơi sinh của Abraham. Trước khi vào hang đá họ phải đi qua một ngôi đền Hồi giáo có một ngọn tháp nhỏ. Họ ở đây ít phút cầu nguyện Thượng đế trước khi vào viếng thăm hang đá, nơi sinh ra của Abraham, vị thánh tổ vĩ đại của tất cà các đạo thờ Chúa ! Đối với dân chúng ở khắp vùng này thì sinh quán của Abraham là Urfa chứ không phải Ur như sách Sáng thế ký của đạo Do thái đã nói. Dù cho Abraham sinh ra tại Ur hay Urfa cũng không quan trọng, điều quan trọng là sách Sáng thế ký (cuốn sách đầu tiên của bộ Kinh thánh Do thái) đã mô tả chi tiết về Haran: Tại Haran, Chúa nói với Abraham hãy tiếp tục lên đường đi đến Đất hứa. Lúc đó Abraham đã 75 tuổi, vợ là Sarah đã 65 tuổi. Abraham lên đường cùng với vợ và người cháu trai tên là Lot. Họ mang theo nhiều tài sản gồm súc vật và đồ đạc. Từ Haran đến đất hứa Canaan, Abraham phải đi qua nước Syria. Đất hứa Canaan chính là dải đất của xứ Ai cập. Sáng thế ký mô tả vùng Đất hứa Canaan “chảy ra sữa và mật” (flowing with milk and honey) ngụ ý miền đất này rất phì nhiêu. Trong thực tế vùng đất Canaan khô cằn sỏi đá nên từ hai ngàn năm trước Công nguyên, đa số cư dân ở Canaan phải sinh sống bằng nghề buôn bán. Vì thế, từ thuở đó chữ “Canaanites” đã có nghĩa là thương gia (merchants).
Sách Sáng thế ký kể tiếp: Abraham đến vùng Đất hứa, trước hết cư ngụ tại thành phố Sechem. Tại đây Chúa hiện ra với Abraham và phán rằng: “Ta sẽ cho dòng dõi của con vùng đất này” (To your seed I will give this land).
Sechem là tên của một thành phố cổ tại Trung đông đã có từ 2000 năm TCN, tọa lac ở phía tây sông Jordan. Nay thành phố mang tên Nablus, có 130.000 dân và đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Palestine. Hiện tại thành phố này đang là một bãi chiến trường giữa Palestine và Do thái. Cũng như hàng ngàn năm về trước, nơi đây đã từng là chiến trường giữa hai dân tộc con cháu của Abraham: Do thái và Ả rập !
Sách Sáng thế ký không nói Abraham ở tại thành phố Sechem bao lâu, chỉ nói Abraham đi về phía nam đến sa mạc Negrev. Ngày nay, vùng Negrev đã được dẫn thủy nhập điền nên nghề nông phát triển. Vào thời Abraham, mỗi khi gặp mùa hạn hán vùng này thường bị lâm vào nạn đói trầm trọng. Chính vì vậy Abraham đã phải bỏ Đất hứa Canaan để đi Ai cập. Nhờ có sông Nil và vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ nên dân Ai cập có một cuộc sống no đủ thịnh vượng. Mục đích của Abraham đến Ai cập kiếm ăn để khỏi bị chết đói. Khi mới tới biên giới Ai cập, Abraham căn dặn Sarah (lúc đó 65 tuổi): “Em là một người đàn bà đẹp, nếu em nói là vợ ta thì người Ai cập sẽ giết ta. Vậy em hãy nói là em gái của ta”. Quả nhiên, các cận thần của vua Pharaon thấy Sarah quá đẹp nên đã dẫn nàng “dinh” (“harem”) của nhà vua.
Sự việc vua Pharaon cướp vợ của Abraham làm cho Thiên chúa rất tức giận nên ngài đã gây ra nạn dịch tàn phá Ai cập. Vua Pharaon thấy vậy sợ quá nên gọi Abraham đến để quở trách: “Tại sao ngươi không nói thật với ta Sarah là vợ ngươi? Vì ngươi nói nàng là em gái nên ta mới lấy nàng làm vợ. Thôi, bây giờ ngươi hãy nhận lại nàng và cút khỏi đây.” Sau đó, Abraham trở lại Canaan và chính thức định cư tại đây.
Tại Canaan, Chúa lại hiện ra với Abraham và xác định lãnh thổ Đất hứa: “Ta sẽ cho dòng dõi của con lãnh thổ từ sông Nil của Ai cập đến sông Euphrates” (nay thuộc Iraq). Nhưng Abraham lo lắng nghĩ về tương lai vì hiện tại Abraham không có một đứa con nào cả. Abraham oán trách Chúa: “Chúa cho tôi những thứ đó để làm gì vì tôi già sắp chết rồi mà vẫn không có con?” (Oh my Lord, what can you give me when I am going to my end childless?). Chúa trả lời: “Con hãy nhìn lên bầu trời và đếm các vì sao. Dòng dõi của con sau này cũng sẽ đông như vậy”.
Lúc đó, Sarah tin rằng mình không thể nào sinh con được vì đã 75 tuổi nên thuyết phục chồng ăn nằm với cô đầy tớ gái Ai cập tên Hagar. Ít lâu sau, Hagar sinh cho Abraham đứa con trai đầu lòng, đặt tên là Ismael. Khi có đứa con đầu lòng thì Abraham tròn 86 tuổi !
Mười ba năm sau, tức vào lúc Abraham 99 tuổi, Chúa hứa với Abraham rằng ông ta sẽ là tổ phụ của nhiều quốc gia (father to a multitude of nations). Abraham và Sarah đều phá lên cười và hỏi lại Chúa “Có lẽ nào một ông già trên 100 tuổi và một bà già 90 tuổi sinh con?” Đúng một năm sau, Sarah sinh ra một bé trai được hai vợ chồng đặt tên là Isaac, có nghĩa là tiếng cười (theo tiếng Hebrew). Sau khi có con, Sarah ghen với Hagar và Ismael nên thuyết phục Abraham đuổi họ ra khỏi nhà. Abraham đưa Hagar và Ismael đến một nơi trong sa mạc. Những người Hồi giáo tin rằng nơi đó chính là Mecca hiện nay.
Sách Sáng thế ký kể tiếp: Sarah chết năm 127 tuổi tại Quiryat gần Hebron, Abraham đem xác vợ về chôn tại hang Machpelah, thuộc tỉnh Hebron ở gần Biển Chết (the Dead Sea).
Sau đó, Abraham đến Haran kiếm vợ cho Isaac tên Rebekah. Cưới vợ cho con trai xong, Abraham đi Hebron để kiếm một cô vợ cho riêng ông, lúc này ông đã 137 tuổi. Cô vợ trẻ của Abraham tên Keturah sinh cho ông 6 đứa con. Sách Sáng thế ký cho biết Abraham chết vào năm 175 tuổi. Isaac va Ismael đem xác cha về chôn bên cạnh mộ của bà Sarah tai hang Machpelah. Ngày nay hang này là thánh địa của đạo Do thái và đạo Hồi.

Truyền thuyết của Hồi giáo về Abraham trong phần đầu cũng tương tự như trong sách Sáng thế ký của đạo Do thái. Nhưng từ khi bà Sarah nổi ghen và buộc Abraham phải đuổi hai mẹ con Ismael ra khỏi nhà thì câu chuyện bắt đầu đổi khác : Bà Hagar dẫn con đến một nơi ở sa mạc Syro-Arabia, nơi đó chính là địa điểm của thành phố Mecca, thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay.
Năm Ismael lên 13 tuổi, Abraham cắt da qui đầu của con trai và sau đó ông tự cắt da qui đầu của mình, mặc dầu lúc đó ông đã 99 tuổi. Đây là hành vi tỏ ý tuân phục Thiên chúa tuyệt đối. Tục lệ cắt bì (circumcision) bắt đầu từ đó và dần dần biến thành một nghi lễ (tương tự như lễ rủa tội của Ki-tô giao) áp dụng cho mọi tín đồ nam giới của đạo Do thái và đạo Hồi.
Khi Isamel trưởng thành, Chúa thử lòng Abraham bằng cách ra lệnh cho ông phải giết đứa con trai yêu quí của mình và đốt nó bằng củi lửa như những vật hy sinh khác (Koran 37:102-112) . Abraham tuân lệnh Chúa nên dẫn Ismael lên núi Arafat (cách Mecca 16 dặm) để giết. Nhưng khi Abraham vừa mới vung đao lên để giết con thì Thiên chúa ngăn lại. Chúa hứa cho Ismael sau này trỏ thành tổ phụ của một dân tộc lớn. Về sau, Ismael có 12 người con trai là tổ tiên của 12 giống dân Ả rập. (Điều này cũng tương tự như Kinh thánh Cựu ước Do thái chép rằng: cháu nội của Abraham là Jacob có 12 con trai là tổ phụ của 12 bộ lạc Do thái. Kinh thánh Tân ước cũng chép : Chúa Jesus chọn 12 tông đồ để lãnh đạo 12 bộ lạc Do thái chứ không phải để truyền đạo khắp thế gian.)
Trong thời gian bà Hagar và Ismael sống tại sa mạc, Abraham thường xuyên đến thăm. Giữa chốn sa mạc hoang vu này Chúa đã khiến cho một dòng nước từ dưới những lớp cát phun lên. Đó chính là giếng nước thiêng ở Mecca gọi là giếng Zamzam. Cả hai cha con Abraham đã cùng nhau xây một đền thờ Chúa đầu tiên trên trái đất. Đó chính là đền thờ Kaaba ở Mecca hiện nay. Tiếng Ả rập Kaaba có nghĩa là Tòa nhà hình khối (the Cubic Building). Ismael thọ 137 tuổi.
Ngày nay, mỗi năm có tới hàng chục triệu người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đổ về Mecca hành hương. Địa điểm chính yếu là đền thờ Kaaba. Trước khi tới đền thờ này, người ta phải đi bộ qua các đại lộ Abraham, Hagar, Ismael và Muhammad. Sau đó, các khách hành hương đi thăm giếng nước Zamzam đã nuôi sống hai mẹ con Ismael ở sa mạc. Cuối cùng họ kéo nhau lên núi Arafat, cách Mecca 16 dặm, giết những con cừu làm lễ tế sinh (animal sacrifice offering) để tưởng niệm Abraham toan giết Ismael làm lễ hy sinh tế lễ Thiên chúa!
 
The mosque in Urfa, part of the complex that includes the cave where Abraham was born. Internet
Sách: Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Thờ Chúa
Tác giả: Charlie Nguyễn

Ảnh: Internet

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Vì sao người Hồi giáo rất ham chuộng kiến thức và nghiên cứu?

Vì điều đó đã được quy định trong kinh Koran.

Về phương diện văn minh và văn hóa, toàn vùng Trung Đông đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 13. Lịch sử thế giới đã gọi những thế kỷ này là Thời đại Hoàng kim (The Golden Age) của những người Hồi giáo Trung Đông. Vào thời đó, những người Ả-rập rất ham chuộng nền văn hóa Hy Lạp và chú trọng đến việc nghiên cứu toán học, thiên văn và khoa học thực nghiệm. Họ đã thực hành lời dạy của Muhammad trong kinh Koran: “Ai bỏ nhà đi tìm sự hiểu biết là đi đúng con đường của Chúa. Lạy Chúa! Xin Ngài hãy ban thêm sự hiểu biết cho con”.

Đầu thế kỷ 8, Baghdad (thủ đô Iraq) xây dựng trường Đại học đầu tiên trên thế giới. Họ gọi là “căn nhà của sự khôn ngoan” (House of wisdom). Baghdad trở thành một trung tâm văn hoá lớn nhất thế giới.
Năm 800, các tác phẩm của Aristote và Plato đều được dịch sang tiếng Arabic và được phổ biến trong toàn vùng Trung Đông.
Đến giữa thế kỷ 9, các sách y khoa của Hy Lạp được dịch sang tiếng Arabic. Cuối thế kỷ 9 rất nhiều sách dịch về khoa thiên văn và địa lý được phổ biến tại Trung Đông.
Do các kiến thức học hỏi được từ Hy Lạp, người Ả-rập Hồi giáo đã phát minh ra máy Astrolable dùng để đo độ cao của các thiên thể. Họ biến chế máy Astrolable thành một thứ địa bàn để các tín đồ Hồi giáo dù ở bất cứ một nơi nào trên thế giới cũng tìm được hướng Mecca để quay mặt về thánh địa khi cầu nguyện. Tại thánh địa Mecca có đền thờ Ka’aba, tiếng Ả-rập có nghĩa là “Nhà của Chúa” (House of God). Người Ả-rập tin rằng ngôi nhà của Chúa đã được xây dựng lần đầu tiên bởi tổ phụ Abraham.
Năm 1166, nhà địa dư học Ả-rập Al Adrisi là người đầu tiên trên thế giới vẽ bản đồ trái đất hình cầu rất chính xác. Cũng trong khoảng thời gian này, người Ai-cập chế ra đồng hồ quả lắc để coi giờ.
Trường đại học lâu đời nhất và hoạt động liên tục trên 10 thế kỷ là đại học Al-Azhar ở thủ đô Cairo của Ai-cập (thành lập năm 970).
Một ngôi sao sáng ngời trong thế giới toán học là nhà toán học Hồi giáo Ba Tư Muhammad Ibu Musa. Ông đã phát minh ra một môn toán học nhằm mục đích “Phục hồi những phần đã bị tách rời” (to restore the broken parts), tiếng Ả-rập gọi là Al-Jabr. Danh từ này được người Hy Lạp phiên âm thành Algebra tức là môn Đại-số-học. Môn toán học này được Musa phát minh năm 850.
Đều thế kỷ 11, một ngôi sao lớn về quang học xuất hiện tại Ai-cập. Đó là nhà khoa học Hồi giáo Alhazen. Ông chuyên tâm nghiên cứu các sách Hy Lạp về khúc xạ và phản chiếu ánh sáng. Ông là người đầu tiên trên thế giới giải thích hiện tượng cầu vồng và quang phổ. Thế giới khoa học ngày nay tôn vinh ông là ông tổ sáng lập ngành quang học hiện đại.
Nhờ có những sách y khoa dịch từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Arabic trong hai thế kỷ 8 và 9, đến thế kỷ 10 người Hồi giáo Ả-rập đã phát minh và đóng góp cho nhân loại rất nhiều tiến bộ về y khoa trên nhiều lãnh vực :
1. Sử dụng Anesthasia trong giải phẩu.
2. Sát trùng vết thương.
3. Phát giác việc lây bệnh do sự tiếp cận với người có bệnh và qua đường hô hấp.
4. Tách rời dược khoa và y khoa thành hai ngành riêng.
5. Do sa mạc thường có bão cát gây đau mắt nên người Ả-rập lập ra ngành nhãn khoa riêng.
6. Năm 925, nhà khoa học Abu Razi cho in bộ sách “Bách khoa Tự điển Y khoa” đầu tiên trên thế giới. Mãi tới hơn 5 thế kỷ sau, tức vào năm 1486, bộ sách này mới được dịch sang tiếng La-tinh để phổ biến tại Âu châu.
Về văn chương, bộ chuyện vĩ đại được in thành nhiều chục tập (volumes) nổi tiếng khắp thế giới và đã được dịch ra đủ loại thứ ngôn ngữ, đó là chuyện “Ngàn lẻ Một đêm”. Đây là tổng hợp đủ các chuyện thần thoại thời Babylon cổ xưa, các chuyện dân gian Ả-rập (Arab legends) và pha trộn với những chuyện thần tiên của Ấn Độ (Indian fairy tales).
Về kiến trúc, người Ả-rập Hồi giáo là những người phát minh ra cách xây những chiếc vòm nhọn đầu (pointed arch) từ thế kỷ 8 để kiến tạo những chiếc cầu bắc qua sông. Người Âu châu sau này bắt chước để lập ra lối kiến trúc Gothic.
Thái độ ham chuộng học hỏi và tôn trọng khoa học của người Hồi giáo rất đáng được mọi người khâm phục.
Người có công sưu tầm và duy trì những cuốn sách quí giá của nền văn minh Hy Lạp để lưu lại cho thế giới chúng ta ngày nay chính là một ông vua Hồi giáo Ả-rập : Caliph Al-Mamun. Ông lên ngôi tại Baghdad năm 813. Việc đầu tiên là thành lập “Nhà của sự khôn ngoan” (House of wisdom). Ông cho người đi khắp nơi tìm kiếm các sách cổ của Hy Lạp mang về Baghdad rồi thuê người Hy Lạp biết tiếng Ả-rập dịch tất cả các sách đó. Trong suốt 20 năm cai trị, vua Al-Mamun đã dồn hết tâm huyết vào công trình văn hóa độc đáo này.
Các nhà trí thức Hồi giáo ở Trung Đông thời đó nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến của nhà vua và họ đã tiếp tay để biến các thủ đô Hồi giáo thành những trung tâm văn hóa nổi tiếng như: Alexandria (Ai-cập), Antioch Edessa (Thổ-nhĩ-kỳ), Condova (Tây-ban-nha, lúc này là thuộc địa của đế quốc Hồi giáo).
Phong trào ham chuộng kiến thức khoa học của toàn vùng Trung Đông Hồi giáo kéo dài trong 5 thế kỷ, từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12, đã biến vùng Trung Đông thành một khu vực văn minh nhất thế giới.

Blue Mosque in Istanbul. Internet

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Hồi Giáo vs. Ki Tô Giáo vs. Do Thái Giáo

Mặc dầu kinh Koran là kinh thánh của đạo Hồi công nhận Jesus là vị tiên tri đứng hàng thứ hai sau Muhammad, nhưng Koran phủ nhận tính cách thiêng liêng của Jesus. Koran gọi các phép lạ của Jesus là những trò học mót ở Babylon. Kinh Koran hoàn toàn phủ nhận tội tổ tông, hoàn toàn phủ nhận cái chết của Jesus trên thập giá. Koran khẳng định người Do thái không giết và không đóng đinh Jesus

Tiên tri Muhammad phản đối Công giáo vì đạo này thờ ảnh tượng, vi phạm điều răn thứ hai của Moses. Một điều nữa mà Muhammad phản đối là thuyết Thiên Chúa ba ngôi của đạo Ki-tô. Đối với Muhammad, Ki-tô là đạo Đa thần giáo, đi ngược lại chủ thuyết độc thần của tổ phụ Abraham. Hồi giáo và Do thái giáo là hai đạo độc thần đúng nghĩa vì chỉ thờ một Thiên Chúa Duy Nhất. Công giáo La-mã thờ ảnh tượng, thờ ba Thiên Chúa, quá tôn sùng bà Maria và các thánh do họ tự phong... Do đó Công giáo là một tà đạo đa thần chứ không phải là đạo Thiên Chúa đúng nghĩa.
Muhammad cũng ghét đạo Do thái vì Do thái gọi Thiên Chúa bằng số nhiều Elohim (số nhiều của El), đạo Hồi gọi Thiên Chúa bằng số ít. Danh từ El trong tiếng Ả-rập là Il. Đi liền với Il có chữ “ah” là một mạo tự (article) trong ngôn ngữ Ả-rập. Vì thế Il thành Il-ah. Khi chuyển sang Anh ngữ, các chữ I thành A, vì thế Il-ah thành ALLAH (cũng như Ibrahim trong tiếng Ả-rập đổi thành Abraham trong tiếng Anh).
Muhammad gọi chung những người theo đạo Do thái và Ki-tô giáo là “những tín đồ của các sách Thánh kinh” hoặc gọi chung là “những kẻ không tin Thiên Chúa Allah.” Riêng với các tín đồ Công giáo, Muhammad gọi là “những kẻ thờ thần tượng” (The idolers).
Charlie Nguyễn)
Ảnh: Muhammad

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Độ chính xác của Kinh Koran


Kinh Koran là sách Thiên Chúa mặc khải cho tiên tri Muhammad qua trung gian của thiên thần Gabriel trong 22 năm liên tục (610-632).
Phần lớn kinh Koran (85 chương) được Muhammad viết tại Mecca, còn lại 29 chương viết tại Medina. Muhammad viết Koran trên lá cọ khô và trên những tấm da súc vật phơi khô.
25 năm sau khi Muhammad qua đời thì vị vua kế nhiệm thời bấy giờ là Uthman sai người đi khắp nơi để truy lục và thu thập lại các bản viết tay của Muhammad. Sau đó ghi chép lại tất cả và cho ra một quyển kinh được gọi là "MUSHAF" có nghĩa là "Kinh Thánh chính thức của mọi người Hồi Giáo" Sau đó vua Uthman ra lệnh đốt tất cả các bản viết tay gốc của Muhammad. Đây là thiệt thòi cực lớn cho Hồi giáo.
Sau này người ta thu lượm 5 bản thảo viết tay gốc vẫn chưa bị đốt và so sánh với MUSHAF thì thấy có sự khác biệt.
Vấn đề được đặt ra là:
1.    MUSHAF có sự khác biệt so với bản thảo gốc
2.    Những người chép lại từ bản thảo gốc chưa chắc đã chép y nguyên và có thể thêm thắt, sửa đổi.
3.    MUSHAF rất khó đọc nên phải người giảng giải/luận, gọi là HADITH. Tùy người mà cách luận khác nhau. Từ đó hình thành các giáo phái Hồi giáo khác nhau. Giáo phái này kết án giáo phái kia là xuyên tạc hoặc giả mạo Thánh Kinh Koran và gọi nhau là những kẻ tà đạo (mukhtalaq)! Kết quả là những cuộc thánh chiến đẫm máu giữa các giáo phái này trong nhiều thế kỷ qua.
Túm lại kinh Koran của Hồi giáo cũng như kinh thánh của Thiên Chúa giáo, kinh điển của Phật giáo đều gặp phải vấn đề tam sao thất bổn. Do vậy mà có sự tranh cãi tranh luận liên miên không ngừng nghỉ giữa các tín đồ trong cùng một tôn giáo từ năm này qua năm khác, thế hệ này qua thế hệ khác.
(Tài liệu tham khảo: Sách Hồi giáo Xưa và Nay của Charlie Nguyen.)